12 điều y đức giống như kim chỉ nam, soi đường cho các thế hệ cán bộ, y bác sĩ làm việc, cứu chữa bệnh nhân đúng với cái tâm của mình. Cụ thể, 12 điều y đức của ngành Y tế Việt Nam và thế giới là gì, cùng tìm hiểu trong bài sau.
Mục Lục
1. 12 điều y đức của Việt Nam
Ngày 06 tháng 11 năm 1996, căn cứ vào Nghị định số 68/CP của Chính phủ và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ điều trị, Bộ Y tế đã ra quyết định về việc ban hành quy định về y đức, cụ thể là 12 điều.
Theo đó, Bộ Y tế cho rằng y đức là phẩm chất vô cùng tốt đẹp của người hành nghề y. Trách nhiệm của cán bộ làm công tác y tế là phải hết mình, tận tụy và yêu thương chăm sóc bệnh nhân, thực hiện đúng theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Lương y phải như từ mẫu”.
2. 12 điều y đức của ngành Y tế Việt Nam đưa ra
- Một khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên y tế, phải có lương tâm và trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Luôn yêu nghề và tự rèn luyện, nâng cao phẩm giá và trình độ của người thầy thuốc. Có thái độ sẵn sàng để vượt qua những khó khăn, thử thách trong sự nghiệp y học.
- Tuân theo pháp luật và các quy chế chuyên môn. Tuyệt đối không làm thực nghiệm trên người bệnh khi mà chưa được phép của bệnh nhân hoặc chưa được phép của Bộ Y tế.
- Phải tôn trọng quyền được khám chữa bệnh và bí mật riêng tư của bệnh nhân. Có sự quan tâm tới các đối tượng chính sách như người nghèo, thương binh, mẹ Việt Nam anh hùng… Không được phân biệt đối xử hay có thái độ lạm dụng chức danh, gây phiền hà và tham nhũng.
>>> Đọc thêm: Có 6 sự thật thú vị về ngành vật lý trị liệu bạn chưa biết
12 điều y đức của ngành Y tế bao gồm không được lạm dụng chức vụ để nhận hối lộ, đút lót
- Cần có thái độ tận tình, niềm nở khi làm việc, tiếp xúc với người bệnh và thân nhân. Trang phục luôn phải gọn gàng, chỉnh tề, tươm tất và sạch sẽ. Giải thích chính xác, dễ hiểu về bệnh tình cũng như các chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến người bệnh. Thường xuyên động viên, an ủi người bệnh để việc tập luyện, trị liệu và hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu tình trạng bệnh nhân xấu đi, y bác sĩ vẫn phải hết lòng cứu chữa đến cùng và thông báo trước để gia đình bệnh nhân có sự chuẩn bị.
- Khi tiến hành cấp cứu, phải hết sức khẩn trương, kịp thời chẩn đoán và xử trí, không được đùn đẩy.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp, hợp lý và an toàn. Không được trục lợi bằng việc bán thuốc kém chất lượng hay không đúng liều lượng với người bệnh.
- Không được tự ý rời bỏ vị trí, nhiệm vụ khi đang làm việc.
- Cần dặn dò, hướng dẫn chu đáo người bệnh khi họ được ra viện.
- Cần cảm thông, chia buồn và giúp đỡ gia đình làm thủ tục cần thiết nếu người bệnh không may tử vong.
- Đối với đồng nghiệp phải đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau. Đối với các bậc thầy phải có thái độ kinh trọng, học hỏi. Đối với thế hệ sau phải sẵn sàng truyền thụ kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau.
- Tự giác nhận lỗi, nhận trách nhiệm nếu bản thân có thiếu sót.
- Tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng. Đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo nhận xét, đánh giá của nhiều chuyên gia, 12 điều y đức của Việt Nam còn khá lan man, dài dòng, thiếu mạch lạc và logic, không tập trung vào 4 khía cạnh chính của y đức là chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp và cộng đồng. Theo chia sẻ của bạn Dương Anh Vũ, sinh viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: “12 điều y đức đã tồn tại hơn 20 năm, nhưng trong bối cảnh hiện nay nay cần được xem xét và quy ước lại để phù hợp với văn hóa Việt Nam, nhưng vẫn tuân theo chuẩn mực y đức của thế giới”.
Có ý kiến cho rằng 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi
Một số điều y đức khác trên thế giới
- Lời thề y đức của Hiệp hội Y học Thế giới
Năm 1948, Hiệp hội Y học Thế giới đưa ra tuyên bố Geneva về lời thề y đức. Năm 1968, lời thề đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn. Theo đó, người hành nghề y cần luôn ghi nhớ những điều sau:
- Dâng hiến cuộc đời mình để phục vụ cho cộng đồng, nhân loại.
- Tôn trọng và biết ơn các bậc thầy đã truyền thụ kiến thức cho mình.
- Hành nghề với lương tâm của người bác sĩ, đặt sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân lên hàng đầu.
- Cố gắng hết mình vì danh dự và truyền thống của ngành y tế. Coi đồng nghiệp như là người thân, anh em ruột thịt.
- Không phân biệt bệnh nhân theo tôn giáo, chủng tốc, đảng phái hay địa vị xã hội. Không để những điều này ảnh hưởng đến việc chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân.
- Tôn trọng quyền riêng tư và cuộc sống của người khác. Không sử dụng kiến thức y học để làm trái pháp luật.
- Thực hiện những lời thề này trong danh dự và tự nguyện.
- 9 lời thề y đức của Hội y học Mỹ
9 lời thề y đức của Hội y học Mỹ quy định những điều sau:
- Người làm công tác y tế phải tận tâm chăm sóc sức khỏe bệnh nhân với thái độ cảm thông và tôn trọng.
- Người thầy thuốc phải tuân theo, duy trì các chuẩn mực trong ngành y. Loại bỏ những trường hợp thiếu trung thực, bất tài hay lừa đảo.
- Tôn trọng pháp luật. Theo đuổi những cải cách mang đến lợi ích tốt nhất cho người bệnh.
- Tôn trọng quyền của người bệnh, thân nhân và các đồng nghiệp khác, đặc biệt là quyền riêng tư.
- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn. Đồng thời truyền đạt những tri thức đó tới đồng nghiệp và cộng đồng.
- Người bác sĩ có quyền lựa chọn đối tượng để phục vụ, liên hệ và môi trường để làm việc (trừ trường hợp cần cấp cứu).
- Có trách nhiệm vào việc cải thiện y tế công cộng.
- Luôn đặt bệnh nhân lên trên hết khi chăm sóc người bệnh.
- Ủng hộ mọi thành phần xã hội được tiếp cận dịch vụ y tế.
Như vậy có thể thấy, những điều y đức trên thế giới có sự tiến bộ hơn so với 12 điều y đức của Việt Nam. Không chỉ đặt bệnh nhân lên trên hết, ngành Y tế thế giới còn chú trọng việc nâng cao kiến thức y học và đưa ra quyền lợi cho người hành nghề cứu chữa mạng người.
Có thể mỗi quốc gia sẽ có quy định về điều y đức khác nhau. Nhưng tựu chung lại, người hành nghề y phải đặt sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân lên hàng đầu và không vi phạm pháp luật hay bất cứ hành vi đạo đức nào gây ảnh hưởng đến uy tín và truyền thống của ngành Y.