Bạn đã biết gì về ngành vật lý trị liệu chưa? Nếu chưa, bạn hãy tìm hiểu nó bạn sẽ thấy rất thú vị và muốn theo đuổi ngành học ngành này đấy. Vậy những thú vị đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 6 sự thật thú vị về ngành vật lý trị liệu .
Bạn có tò mò về : 6 sự thật thú vị về ngành vật lý trị liệu không? Nếu có, hãy khám phá ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi để thỏa mãn trí tò mò của mình và tìm ra câu trả lời cho bản thân nhé.
Mục Lục
1. Ngành vật lý trị liệu chính là ngành phục hồi chức năng
Ngành vật lý trị liệu chính và ngành phục hồi chức năng là 1
Ngành vật lý trị liệu chính là ngành phục hồi chức năng, đây là điều bất ngờ cũng như điều thú vị thứ nhất mà chúng tôi muốn nói đến. Chúng tôi tin chắc rằng, sẽ có nhiều người nhầm lẫn ngành vật lý trị liệu và ngành phục hồi chức năng là 2 ngành học khác nhau. Nhưng trên thực tế chúng là một, xét về tên gọi chúng khác nhau nhưng xét về bản chất chúng là một. Chỉ khác nhau ở tên gọi khác nhau mà thôi.
Nếu bạn chú ý, sẽ có những trường cao đẳng, đại học sẽ gọi là vật lý trị liệu, một số trường lại gọi là ngành phục hồi chức năng. Ví dụ: Tại trường Cao đẳng Dược Sài Gòn gọi là ngành vật lý trị liệu. Trường Đại học Y Dược TP.HCM – Khoa dược gọi là ngành vật lý trị liệu, ngành phục hổi chức năng, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng gọi là ngành phục hồi chức năng, Đại học kỹ thuật tế Hải Dương gọi là ngành phục hồi chức năng,..
Không chỉ ở các trường cao đẳng, đại học mà hầu như khắp các bệnh viện đều có tên gọi như vậy. Có nơi gọi là khoa vật lý trị liệu, có khoa lại gọi là khoa phục hổi chức năng. Nhưng trên thực tế hai tên gọi đều có ý nghĩa như nhau. Đều chung một khoa, nếu gọi khoa vật lý trị liệu hay phục hổi chức năng cũng được.
2. Vật lý trị liệu không chỉ là tập các bài tập
Nhiều người đang còn hiểu một cách sơ sài, và chưa sâu về vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu không đơn giản chỉ là luyện tập các bài tập vận động, giúp người bệnh phục hồi chức năng. Mà phương pháp vật lý trị liệu còn có nhiều phương pháp chữa trị, bài tập khác nhau giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.
Vật lý trị liệu có nhiều dạng và được phân loại cùng với các bài tập khác nhau. Hiện tại vật lý trị liệu được chia thành 2 dạng: Chủ động và bị động. Đây là 2 dạng chủ yếu trong phương pháp vật lý trị liệu.
Vậy bạn có biết về vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động như thế nào không? Vật lý trị liệu bị động là hình thức trị liệu không yêu cầu người bệnh phải vận động quá nhiều. Người điều trị các bác sĩ sử dụng các phương pháp: Massage, sử dụng liệu pháp nhiệt/lạnh, sóng âm, nắm, xoa bóp các khớp, kích thích điện,..để điều trị cho bênh nhân.
Còn phương pháp trị liệu chủ động, nó ngược lại hoàn toàn với phương pháp trị liệu bị động. Đây là phương pháp vật lý trị liệu yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng những bài tập cụ thể. Các bài tập chủ yếu chú trọng đến việc kéo dãn , tăng cường cơ bắp ở mức độ nhẹ nhàng. Mục đích của những bài tập này là: Thứ nhất, giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp của bệnh nhân, hỗ trợ nhiều hơn cho những vùng bị thương tổn. Thứ 2, Các bài tập sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy của máu hỗ trợ quá trình chữa bệnh được tốt hơn. Hơn nữa, những bài tập này không nhất thiết phải tập ở bệnh viện, mà bệnh nhân có thể luyện tập tại nhà.
3. Điều trị vật lý trị liệu thắt vị địa đệm tỷ lệ thành công chiếm đến 95%
Đây là điều thú vị thứ 3 mà chúng tôi muốn nói đến trong 6 điều thị về về ngành vật lý trị liệu. Bạn có bất ngờ trước hiệu quả chữa trị của phương pháp này không? Và hiện nay phương pháp vật lý trị liệu thắt vị đĩa đệm được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh trên cả nước. Bởi những hiệu quả mà phương pháp này mang lại .
Điều trị vật lý trị liệu thắt vị địa đệm chiếm tỷ lệ thành công đến 95%
Dựa vào một nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bác sĩ sử dụng:
- Sử dụng giảm áp cột sống DTS để kéo giãn: Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần trên máy vận động, sau đó bác sĩ sẽ điều chỉnh lực nắn chỉnh sao cho phù hợp. Để giúp cột sống cũng được kéo giãn , giúp kích thích địa đệm dần phục hồi. Nắn chỉnh bằng tay: Bác sĩ sẽ sử dụng tay nắn chỉnh cột sống, giúp bệnh nhân thực hiện một số động tác trị liệu. Đồng thời hướng dẫn một số bài tập vận động khoa học sau điều trị nhằm tác động một lực phù hợp lên hệ xương khớp, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.
- Trị liệu thắt vị đĩa đệm bằng tay: Đây là cách mà các bác sĩ thực hiện để điều trị thắt vị địa đệm thành công. Bác sĩ sẽ trực tiếp dùng tay để nắn chỉnh cột sống của bệnh nhân, giúp bệnh nhân thực hiện một số động tác trị liệu tốt hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn đưa ra các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tạo một lực phù hợp tác động lên hệ xương khớp, từ đó kích thích khả năng tự phục hồi.
- Ngoài ra, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp trị liệu khác như: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, ánh sáng trị liệu để giúp giảm đau, kích thích quá trình tự phục hồi nhanh hơn. Tăng cường khả năng tái tạo xương khớp và đĩa đệm. Trong mỗi phương pháp mà bác sĩ dùng để trị liệu đều có những tác dụng nhất định, giúp bênh nhân phục hồi tốt hơn.
Qua đây ta có thể thấy được, việc sử dụng công nghệ 4.0 vào ngành vật lý trị liệu rất tốt. Nó giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, tốt hơn. Chính vì vậy mà tỷ lệ thành công điều trị vật lý trị liệu thắt vị đĩa đệm chiếm tới 95%.
4. Lợi ích đáng kinh ngạc của phương pháp điều trị vật lý trị liệu
Ngành Vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc
Phương pháp vật lý trị liệu mang lại những lợi ích nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Vật lý trị liệu có tác dụng rất lớn trong việc điều trị vết thương, giúp thúc đẩy dòng chảy của máu, từ đó thúc đẩy nguồn cung cấp máu đẩy nhanh quá trình hồi phục tốt hơn, nhanh hơn
Vật lý trị liệu còn có tác dụng rất lớn trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư, hồi phục cột sống sau phẫu thuật , làm giảm đau, tăng cường sức khỏe , các bệnh liên quan đến khớp, dây chằng, cơ bắp , xương, hồi phục sau khi bị đột quỵ – tai biến mạch máu não.
5. Những trường hợp không nên sử dụng vật lý trị liệu
Mặc dù vật lý trị liệu được áp dụng rộng rãi, được áp dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Thế nhưng ở một trường hợp nào đó, phương pháp vật lý trị liệu không thể sử dụng. Mặc dù nó hiệu quả, an toàn. Vậy những trường hợp đó là những trường hợp nào? hãy cùng tìm hiểu nhé:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vùng bụng của bạn, như sử dụng phương pháp xoa bóp, kéo nắn. Vì vậy, đây là trường hợp bạn không được sử dụng đến phương pháp này.
- Ở một số bệnh sẽ không được sử dụng vật lý trị liệu, nếu bạn nằm trong một trong những trường hợp đó cần trao đổi trước với bác sĩ để đưa ra hướng đi tốt nhất.
- Phương pháp trị liệu chống chỉ định với những ai đang bị gãy xương, khối u. Bởi ở một số phương pháp vật lý trị liệu có thể làm ảnh hưởng đến phần xương gãy , khối u của bạn. Nó chỉ khiến bênh của bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
6. Vật lý trị liệu không chỉ là các bài tập mà còn giảng dạy các kiến thức
Bạn sẽ nghĩ các bác sĩ vật lý trị liệu chỉ có một nhiệm vụ đó là giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập, mà còn có nhiệm vụ phổ biến, giảng dạy các kiến thức cho bệnh nhân, cho những ai quan tâm. Làm thế nào để ngăn ngừa việc bị chấn thương, hay cách sử dụng xe lăn, nạng như thế nào? Hướng dẫn hoàn thành các bài tập, hoạt động hằng ngày như thế nào.
Nếu bạn đang bị bệnh và muôn sử dụng vật lý trị liệu nhưng đang còn phân vân. Vậy hãy đến gặp bắc sĩ vật lý trị liệu để được tư vấn, đưa ra những hướng dẫn phù hợp dựa vào mức độ, tình hình của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề: 6 điều thú vị về ngành vật lý trị liệu mà bạn chưa biết. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng với những chia sẻ trên bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.