Các phật tử thường rất quan tâm đến thờ mẹ Địa Mẫu. Vậy Địa Mẫu là ai? Các hình thức thờ mẹ Địa Mẫu như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Địa Mẫu là ai?
Địa Mẫu là người con gái do ông Trời sinh ra. Theo tương truyền thì bà mang cơ thể bị phân hủy, bốc mùi hôi thối, xấu ví nên ai cũng xa lánh. Do vậy Địa Mẫu phải rời khỏi Thiên Phủ và một mình vào hang sâu dưới trần gian và sống dưới đó.
Địa Mẫu có ước nguyện từ nay trở đi không có ai nhìn thấy bà nữa, nên bà gọi tên nơi này là Địa Phủ. Du vậy thì bản thân bà luôn mong muốn có người tâm sự và trò chuyện vơi đi nỗi buồn. Lý do này khiến bà phải dùng kéo và cắt bóng mình thành các hình thù khác nhau, khiến cho lũ quỷ ra đời.
Bởi ngoại hình xấu xí nên Địa Mẫu tạo ra ma quỷ không được xinh đẹp hơn bà, nên được dân gian thường gọi là “ Xấu như ma chê quỷ hờn”. Khi đó, người người được sinh ra và chết đi, linh hồn của họ không có nơi đi nên luôn quanh quẩn trên trần thế.
Ngoài ra, còn có nhiều hồn ma bóng quế làm nhiều việc ác đến con người và làm phiền người sống. Khi đó Ngọc Hoàng đã lệnh choa Địa Mẫu thu nhận âm hồn và trở lại chốn Địa Phủ. Bà đã quan sát linh hồn đó dù mất đi thân thể nhưng bản tính của chúng vẫn còn, nên mong muốn được đối xử bình đẳng.
Là người ưa sự công bằng nên Địa Mẫu không chấp nhận được việc các linh hồn được đối xử như nhau. Bởi thực tế khi sống có người phạm nhiều, phạm ít sai lầm. Do vậy bà đã lập ra nơi phân xử công tội của con người chết đi. Những chiếc bóng do bà tạo ra luôn trở thành quỷ sai để hành tội và dẫn linh hồn đi đầu thai.
>>> Xem thêm: 10+ bài thơ nhớ mẹ đã khuất sâu sắc, cảm động
2. Các hình thức thờ mẹ Địa Mẫu tại Hà Nội
Việc thực hành nghi lễ thờ mẹ Địa Mẫu có chỉ dẫn từ thần linh qua nhiều hình thức khác nhau như báo mộng hay nhập đồng,… Có điện thờ được các cụ nhập linh về dạy con cháu hướng thiện và lập ra điện thờ. Tuy nhiên có người đến chùa mua cuốn kinh về đọc tụng, lấy linh ứng do ốm đau, bệnh tật dẫn tới lập điện thờ,…
2.1. Thờ mẹ Địa Mẫu trong chùa
Một nơi thờ mẹ Địa Mẫu tại Hà Nội cực kỳ phổ biến là Chùa Vân Hồ tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. Trụ trì hiện nay là Ni Sư Thích Đàm Nhung. Chùa là ngôi Tổ đình Ni của Hà Nội, đào tạo Ni từ năm 1949 đến năm 1957.
Theo lời thầy trụ trì, gian thờ mẹ Địa Mẫu có từ 18 năm về trước. Trong một lần tình cờ thầy mua cuốn kinh ở cổng chùa Quán Sứ, sau khi đọc xong cảm thương vị này nên lập bát hương đưa lên thờ tự.
Ban đầu chỉ là thờ bức tượng nhỏ, nhưng sau khi được nhiều Phật tử công đức thì thầy làm tượng mẫu lớn cách đây 7 năm. Từ khi thờ mẹ Địa Mẫu thì ngày càng có nhiều người đến chùa xin Mẫu phù hộ tiền tài. Vào các ngày Mậu tháng âm lịch thì thầy thường tổ chức buổi đọc kinh tụng vào 11h, có nhiều Phật tử cũng duy trì theo thầy đọc kinh Địa Mẫu.
2.2. Thờ mẹ Địa Mẫu trong Đình
Đình Ứng Thiên xuất phát từ cái tên đình Hậu Thổ, xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Đến năm 1984, đình Ứng Thiên đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử.
Theo kinh nghiệm truyền lại thì khởi nguồn buổi lễ, đọc kinh Địa Mẫu như sau: Khoảng hơn 20 năm về trường thì một người phụ nữ thường xuyên đi lễ tại Đình. Bà đã mua cuốn kinh Địa Mẫu tại chùa Quán Sứ mang về đọc.
Cũng kể từ đó thì nhiều người theo học kinh và dâng lễ cho Mẫu. Các buổi lễ đọc kinh Địa Mẫu vào ngày Mậu trong tháng âm lịch, thực hiện do các ông sám, bà sám. Trong đó có trưởng nhóm đọc đúng 11 giờ trưa (giờ Ngọ), tuy nhiên những ông bà sám khác vì bất đồng quan điểm nên muốn đọc kinh dâng Mẫu riêng sẽ chia nhau thời gian.
2.3. Thờ Địa Mẫu tại một số điện thờ tư gia
2.3.1. Điện thờ Phủ Tiên Nương là tên gọi điện thờ tư gia của bà Bùi Thị Thu sinh năm 1959, tại Đội Cấn, Hà Nội. Trước đây, bà từng là cán bộ tại Tòa án quận Đống Đa, từ khi còn ít tuổi bà đã có biểu hiện căn quả bị cơ đầy.
Trong đêm ngủ, bà mơ thấy cuốn kinh bay xuống nói bà hay mang đi cứu đời. Ngay hôm sau thì bà đi lễ tại Đình Ứng thiên rồi được một ông trông coi ở đó cho cuốn kinh Địa Mẫu. Bà đã nghĩ đến giấc mơ và việc bà được lựa chọn.
Sau đó bà đã đặt phủ thờ không theo ban thờ Tứ Phủ, mà theo chỉ bảo của lão Mẫu (mẹ của vị Địa Mẫu). Nơi đây thờ cả Tiên, Phật và Thánh nên không được gọi là điện mà là Phủ.
>>> Xem thêm: Top 10 bài thơ mẹ đi lấy chồng hay nhất hiện nay
2.3.2. Điện thờ nhà bà Trần Thị Thanh Khê hiện nay ở tầng 1 khu D tập thể nhà in Ngân hàng, ngõ Thổ Quan 1, Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Bà sinh năm 1939, sống một mình trong nhà cấp 4 nhỏ. Khi sinh ra trong thời chiến, bữa đói, bữa no khiến bà không chịu được sự xâm lược của kẻ thù. Khi 10 tuổi bà đã tham gia cách mạng và không lập gia đình cho đến ngày nay.
Năm 1990, trong giấc ngủ bà mơ thấy Bác Hồ nói về chuyện Bác được thiên đình cử xuống để cứu nước Việt,… Sau đó 8 năm thì bà đã lập ban thờ, mới đầu là thờ Bác Hồ và sau đó thờ rất nhiều vị, trong đó có Mác – Ăng Ghen; Phật bà nghìn tay nghìn mắt; tượng Di Lặc; Đức thánh Trần, ông Nguyễn Sinh Sắc, Bà Hoàng Thị Loan (cha, mẹ bác Hồ).
Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về thờ mẹ Địa Mẫu hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác, chúc bạn thành công!