Kể chuyện cho bé ngủ không những giúp bé của bạn có thể ngủ ngon hơn mà còn có nhiều tác dụng có thể các bố mẹ vẫn chưa nắm hết được. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí những tác dụng của hành động này để bé và cha mẹ được gắn kết với nhau hơn.
Mục Lục
A. Tác dụng của việc đêm khuya kể chuyện cho bé ngủ
1. Tạo những thói quen tốt cho bé
Theo các chuyên gia khẳng định việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ có tác dụng giúp bé tạo ra được những thói quen tốt hàng ngày. Trong cuộc sống hiện nay rất nhiều cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho bé vì mải kiếm tiền lo kinh tế trong gia đình. Thay vào đó các bé sẽ phải tự chơi một mình hoặc chơi với ông bà. Từ đó khiến khoảng cách giữa các bé và bố mẹ có chút xa hơn và khó hiểu con mình hơn. Nhiều cha mẹ sáng dậy sớm đi làm khi bé chưa ngủ dậy, còn tối về thì bé lại đi ngủ rồi.
Vì thế có nhiều gia đình bố mẹ công tác xa thì cả tuần hoặc cả tháng có khi không có nhiều thời gian để nói chuyện với con cái của mình. Ở độ tuổi này thì bé đang phát triển nên cần rất nhiều những kỹ năng và rất nhiều điều muốn nói với bố mẹ của mình vì thế các bậc phụ huynh cần dành thời gian vào buổi tối trước khi bé đi ngủ để trò chuyện với bé. Đây là một việc làm rất cần thiết và quan trọng không chỉ để thể hiện được sự quan tâm, săn sóc của người lớn giúp bé trở nên vui vẻ và hoạt bát hơn.
Tác dụng của việc kể chuyện đêm khuya cho bé ngủ
2. Tạo sự gắn kết tình cảm với bé
Có rất nhiều câu chuyện để bố mẹ kể cho bé nghe ví dụ như: Kể chuyện cổ tích cho bé ngủ với câu chuyện:
Chú chồn lười học
Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn mướp vẫn không chịu đến trường, cứ lo rong chơi.
Bố mẹ cưng quá nên Chồn sinh hư, khuyên bảo mấy cậu cũng không nghe, còn cãi lại nữa. Chồn rủ Nhím đi chơi, nhưng Nhím từ chối vì phải lo đi học. Cả Thỏ và Sóc cũng vậy. Chồn phải đi chơi một mình, mải ham bắt bướm nên càng lúc càng đi lạc vào trong rừng. Chồn tìm đường ra ngoài, nhưng không biết chữ nên không đọc được bảng chỉ dẫn.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác Sư Tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học.
Giảng viên Thu Hương – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tâm sự: ” Đây là câu chuyện mà mình kể đi kể lại rất nhiều lần cho bé nhà mình. Để bé có thể nhận thấy việc học tập là rất quan trọng đặc biệt là không được lười biếng. Mỗi ngày các bố mẹ chỉ cần dành 20 phút cho bé để kể những câu chuyện hợp với lứa tuổi của bé sẽ hình thành được thói quen không thể bỏ kể cả khi bé lớn.”
Hành động này sẽ tạo ra một liên kết tình cảm bền chặt và thân thiết với các bé hơn. Trong lúc kể chuyện có thể trao đổi trò chuyện cùng con cái của mình và nói về các chủ đề cũng như nhân vật trong câu chuyện để giúp bé có thể thấu hiểu hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của câu chuyện.
Kể chuyện cho bé ngủ sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng logic hơn
3. Giúp trẻ rèn luyện khả năng logic hơn
Các kỹ năng đọc hiểu cũng như kỹ năng logic sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình giao tiếp và phát triển các kỹ năng giá dục cho bé. Khi bắt đầu lắng nghe một câu chuyện từ đó bé sẽ biết cách dự đoán các sự kiện sắp xảy ra. Trẻ dần biết cách để ghi nhớ lại các sự kiện đó theo đúng như trình tự mà bé đã nghe được. Bằng cách giúp cho con bạn đọc hiểu và rèn luyện khả năng logic thông qua việc kể chuyện cho bé ngủ. Cha mẹ sẽ cung cấp cho con cả một kỹ năng rất hữu ích trong việc giáo dục cũng như dạy trẻ sau này.
4. Giúp bé phát triển các kỹ năng: nghe – nói – đọc
Điều này rất đúng với các trẻ nếu có sự rèn luyện từ những năm đầu đời. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuổi. Đây là giai đoạn được đánh giá là bé sẽ phát triển nhiều nhất nếu được tiếp xúc càng nhiều với sách và lời nói hoặc âm thanh thì sau này các kỹ năng : nghe, nói, đọc của bé sẽ tốt hơn so với những trẻ bình thường khác. Đặc biệt nếu mẹ kể chuyện cho bé ngủ cũng có thể học được cách phát âm không bị ngọng đồng thời sẽ mở rộng vốn từ vựng cho bé.
5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp sẽ hình thành qua chữ viết, lời nói, nghe và ngôn ngữ cơ thể … Kể chuyện cho bé ngủ giúp một đứa trẻ học được cách làm thế nào để giao tiếp hiệu quả thông qua chính những thảo luận giữa con và bạn về chính câu chuyện mà bạn vừa kể xong. Từ đó bạn sẽ dần nhận thấy rằng vốn từ vựng của con ngày càng tiến bộ. Con sẽ biết cách sử dụng từ ngữ để mô tả cảm xúc suy nghĩ và thể hiện bản thân tốt hơn.
Giúp bé nhận thức được các bài học bổ ích
6. Giúp bé nhận thức được các bài học bổ ích
Việc kể chuyện cho bé ngủ của các bố mẹ có thể giúp bé nhận thức vá rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như những ý nghĩa nội dung muốn phản ánh. Cha mẹ có thể dạy làm mẫu cho bé những cách ứng xử , kỹ năng trong giao tiếp và đạo đức. Hoặc những điều quan trọng trong cuộc sống, bé cũng dễ dàng tiếp thu hơn.
7. Giúp bé ngủ ngon
Một tác dụng là giúp bé ngủ ngon thì không thể phủ nhận được bởi đối với một số bé chưa có khả năng nhận thức sâu hơn các vấn đề như tình cảm, ý nghĩa câu chuyện thì bé sẽ có khả năng hiểu được các hành động của bạn đang thể hiện tạo tâm lý hồ hởi và kích thích cho bé. Chính những hành động này bé sẽ có cảm giác an toàn và yên tâm hơn vì đã có mẹ ở bên. Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.